DANH MỤC MENU

DNS là gì? 6 nhà cung cấp DNS phổ biến nhất hiện nay

Views: 59 - Category: Kiến thức công nghệ, Tin tức - On:

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào mà bạn có thể truy cập một trang web chỉ bằng cách gõ tên miền vào trình duyệt của mình? Ví dụ khi bạn gõ “facebook.com”, trình duyệt của bạn sẽ tự động chuyển đổi tên miền này thành địa chỉ IP của trang web facebook. Nhưng làm thế nào mà trình duyệt của bạn biết cách chuyển đổi tên miền thành địa chỉ Ip. Đó là nhờ vào hệ thống DNS. Trong bài viết này, Hà Phương sẽ bật mí DNS là gì và cách thức hoạt động của DNS để bạn hiểu rõ hơn về hệ thống này nhé! 

DNS là gì? 6 nhà cung cấp DNS phổ biến nhất hiện nay

DNS là gì? DNS là viết tắt của cụm từ nào?

DNS là viết tắt của cụm từ “Domain Name System” có nghĩa là hệ thống phân giải tên miền. Đây là một hệ thống quản lý các tên miền và chuyển đổi chúng thành địa chỉ IP tương ứng để hỗ trợ quá trình giao tiếp trên Internet.  Để khái niệm domain name system là gì dễ hiểu hơn thì nó giúp chúng ta dễ dàng truy cập các trang web bằng tên miền thay vì phải nhớ địa chỉ IP dài dòng của chúng. 

DNS là viết tắt của cụm từ “Domain Name System” có nghĩa là hệ thống phân giải tên miền

Chức năng của Domain name system

DNS là gì? DNS dùng để làm gì? Chức năng chính của Domain name system là phân giải tên miền. DNS giống như một “người thông dịch viên” trên Internet có nhiệm vụ chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP.

Khi bạn muốn truy cập một trang web, thay vì phải nhớ địa chỉ IP phức tạp, bạn chỉ cần ghi tên miền vào trình duyệt. DNS sau đó sẽ tự động nhận diện, giúp trình duyệt “hiểu” nơi bạn muốn đến là đâu. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian vì không cần nhớ các con số kỹ thuật khó. 

Mỗi máy tính trên internet đều có một địa chỉ IP riêng biệt giống như một “địa chỉ nhà” để có thể gửi và nhận dữ liệu. Địa chỉ IP là cơ sở để tạo ra kết nối giữa máy tính và máy chủ khi bạn muốn truy cập trang web.

Do vậy, máy tính của bạn sẽ sử dụng hệ thống phân giải tên miền để dịch tên miền thành địa chỉ IP tương ứng của máy chủ đó. Nhờ đó mà DNS đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho việc truy cập internet trở nên dễ dàng và thuận tiện, giúp các thiết bị trò chuyện và trao đổi thông tin một cách hiệu quả.

Cùng tìm hiểu thêm: IP Public là gì? Các bước kiểm tra IP Public 

Cách thức hoạt động của DNS

Như đã tìm hiểu ở trên, DNS có chức năng chính là chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP. Vậy cơ chế hoạt động của DNS như thế nào?

DNS hoạt động bằng cách sử dụng hệ thống phân cấp từ tên miền gốc (ROOT Domain) đến các tên miền con (SUB Domain) và mỗi tên miền chứa thông tin về địa chỉ IP của máy chủ tương ứng. Dữ liệu này được lưu trữ trên các máy chủ DNS trên toàn thế giới và được cập nhật đều đặn để đảm bảo độ tin cậy và tốc độ của hệ thống.

Ví dụ cụ thể về cách DNS hoạt động:

  • Chẳng hạn người dùng muốn truy cập vào trang web “viettuans.vn”, máy tính của họ sẽ gửi yêu cầu để tìm địa chỉ IP tương ứng với tên miền này đến máy chủ quản lý tên miền cục bộ.
  • Máy chủ DNS cục bộ trên máy tính người dùng nhận yêu cầu. Nếu nó có thông tin trong cơ sở dữ liệu, nó sẽ trả lại địa chỉ IP ngay lập tức. Trong trường hợp không có thông tin, máy chủ tên miền cục bộ sẽ truy vấn máy chủ tên miền ROOT để biết máy chủ quản lý tên miền có đuôi .vn. 
  • Tiếp theo, máy chủ tên miền ROOT chỉ cho máy chủ tên miền cục bộ địa chỉ của “viettuans.vn”. Máy chủ tên miền cục bộ tìm ra địa chỉ IP cuối cùng và trả lại cho máy tính người dùng.
  • Máy tính người dùng sử dụng địa chỉ IP để kết nối đến máy chủ chứa trang web hocmai.com và tải nội dung trang web.

DNS có chức năng chính là chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP

Các loại bản ghi trên DNS Server

Các bản ghi DNS là thông tin được lưu trữ trên máy chủ DNS. Chúng cung cấp cho máy chủ DNS thông tin cần thiết để phân giải tên miền thành địa chỉ IP.

Có nhiều loại bản ghi DNS khác nhau, mỗi loại có một chức năng cụ thể. Dưới đây là một số loại bản ghi DNS phổ biến nhất:

  • A Record: Dùng để ánh xạ tên miền thành một địa chỉ IP IPv4. Đây là loại bản ghi DNS phổ biến nhất.
  • AAAA Record: Dùng để ánh xạ tên miền thành một địa chỉ IP IPv6
  • CNAME Record: Dùng để ánh xạ tên miền thành một tên miền khác, cho phép bạn tạo tên miền phụ cho tên miền chính của mình.
  • MX Record: Ánh xạ tên miền đến một máy chủ thư, cho phép bạn thiết lập hộp thư email cho tên miền của mình.
  • NS Record: Ánh xạ tên miền đến một máy chủ DNS, cho phép bạn cấu hình phân giải tên miền cho tên miền của mình.
  • PTR Record: Ánh xạ địa chỉ IP thành một tên miền, cho phép bạn định vị tên miền của máy chủ.
  • TXT Record: Lưu trữ thông tin văn bản. Nó cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác chẳng hạn như xác thực, ghi nhật ký hoặc lưu trữ thông tin bổ sung.
  • SRV Record: Ánh xạ tên miền đến một dịch vụ, cho phép bạn định vị các dịch vụ khác nhau trên mạng của mình.
  • SOA Record: Chứa thông tin quản lý cơ bản về tên miền và máy chủ DNS. Thường là bản ghi đầu tiên trong bất kỳ tập tin dữ liệu DNS.

Cùng tìm hiểu thêm bài viết: Giao thức Protocol là gì? Chức năng cơ bản của Protocol 

Các loại bản ghi trên DNS Server

Rò rỉ DNS là gì?

Rò rỉ DNS là một lỗ hổng bảo mật có thể cho phép các bên thứ ba theo dõi hoạt động trực tuyến của bạn. Điều này xảy ra khi trình duyệt của bạn gửi các truy vấn DNS cho máy chủ DNS không phải là máy chủ DNS được chỉ định bởi VPN của bạn.

Khi bạn sử dụng một dịch vụ VPN để bảo vệ quyền riêng tư và che giấu địa chỉ IP của bạn, rò rỉ DNS có thể xảy ra nếu hệ thống không được cấu hình đúng. Lúc này các yêu cầu DNS vẫn được gửi thông qua kết nối Internet bình thường thay vì qua kết nối an toàn của VPN. Điều này có thể dẫn đến việc người quản trị mạng hoặc bất kỳ bên thứ ba nào cũng có thể theo dõi hoặc ghi lại thông tin DNS của bạn.

Để ngăn chặn rò rỉ DNS, quan trọng nhất là cần thiết lập cấu hình đúng cho VPN và kiểm tra xem liệu thông tin DNS có bị tiết lộ không khi sử dụng các công cụ và dịch vụ kiểm tra rò rỉ DNS trực tuyến.

Rò rỉ DNS là một lỗ hổng bảo mật có thể cho phép các bên thứ ba theo dõi hoạt động trực tuyến của bạn

Phân loại máy chủ DNS

Khi bạn nhập tên miền vào trình duyệt của mình, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến một máy chủ DNS để tìm địa chỉ IP của tên miền đó. Có hai loại máy chủ DNS chính: Public DNS và Private DNS.

Public DNS

Public DNS là hệ thống máy chủ DNS mà bất kỳ người dùng nào trên Internet cũng có thể truy cập và sử dụng. Các tổ chức lớn, doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ Internet thường duy trì và cung cấp Public DNS để giúp người dùng chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP cũng như để cung cấp các tính năng bảo mật như chống phần mềm độc hại và lọc nội dung. Một số dịch vụ Public DNS như Google Public DNS, OpenDNS và Cloudflare DNS. Mặc dù có tốc độ và độ tin cậy cao nhưng Public DNS thường không được tùy chỉnh nhiều như Private DNS và có thể gây ra một số vấn đề về quyền riêng tư.

Private DNS

Ngược lại, Private DNS là hệ thống máy chủ DNS được triển khai và duy trì trong mạng nội bộ của một tổ chức hay doanh nghiệp. Private DNS giúp tổ chức quản lý và định hình tên miền nội bộ mà không phụ thuộc vào các dịch vụ DNS công cộng. Chính vì thế mà nó có sự kiểm soát và quản lý cao. Tuy nhiên, đối với người sử dụng bên ngoài tổ chức, Private DNS không khả dụng và yêu cầu kiến thức kỹ thuật để triển khai và duy trì.

Private DNS giúp tổ chức quản lý và định hình tên miền nội bộ mà không phụ thuộc vào các dịch vụ DNS công cộng

Top 6 nhà cung cấp DNS phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp hệ thống phân giải tên miền khác nhau, mỗi nhà cung cấp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là danh sách top DNS phổ biến nhất hiện nay:

DNS Google

DNS Google là một dịch vụ DNS công cộng miễn phí và hiệu quả, nổi tiếng với tốc độ ổn định cao. Khi bạn sử dụng dịch vụ này, các yêu cầu phân giải tên miền của bạn sẽ được gửi đến các máy chủ DNS của Google. Ngoài ra, dịch vụ cũng đặc biệt chú trọng đến bảo mật và quyền riêng tư thông tin mạng của người dùng.

Để sử dụng Google Public DNS, bạn cần cấu hình địa chỉ IP trong cài đặt hệ thống mạng của bạn như sau:

  • Preferred DNS server: 8.8.8.8
  • Alternate DNS server: 8.8.4.4
  • Primary DNS: 2001:4860:4860::8888
  • Secondary DNS: 2001:4860:4860::8844

DNS Cloudflare

Dịch vụ DNS Cloudflare đóng vai trò như một trung gian để quản lý lưu lượng truy cập trên Internet. Nó không chỉ giúp người dùng tránh khỏi các cuộc tấn công DNS như DNS Spoofing hay DNS Cache Poisoning mà còn bảo vệ họ khỏi các trang web độc hại.

Ngoài ra, DNS Cloudflare cung cấp khả năng tùy chỉnh bản ghi DNS, cho phép người dùng điều chỉnh cài đặt DNS theo ý muốn của họ. Họ cũng có thể chuyển hướng yêu cầu DNS đến các máy chủ có thẩm quyền khác trong mạng của họ, tăng khả năng linh hoạt và kiểm soát đối với cách họ quản lý tên miền và địa chỉ IP. 

Địa chỉ IP của DNS Cloudflare là: 

Preferred DNS Server: 1.1.1.1

Alternate DNS Server: 1.0.0.1

DNS Open

OpenDNS là một dịch vụ DNS công cộng của Cisco, mang đến giải pháp DNS với tốc độ nhanh, chỉ đứng sau DNS Google. Địa chỉ DNS của nó bao gồm:

  • Preferred DNS Server: 208.67.222.222
  • Alternate DNS Server: 208.67.220.220​

Top 3 nhà cung cấp DNS phổ biến nhất hiện nay

DNS VNPT

Hệ thống máy chủ Domain name system của nhà cung cấp VNPT có địa chỉ IP như sau:

  • Preferred DNS Server: 203.162.4.191
  • Alternate DNS Server: 203.162.4.190

DNS Viettel

Viettel là một trong những nhà mạng hàng đầu tại Việt Nam nổi bật với đường truyền internet mạnh mẽ, phủ sóng rộng khắp cả nước và nhiều quốc gia trên thế giới. Địa chỉ IP của DNS Server của Viettel là:

  • Preferred DNS Server: 203.113.131.1
  • Alternate DNS Server: 203.113.131.2

DNS FPT

FPT –  một trong ba đại diện hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam có địa chỉ IP cho DNS Server như sau:

  • Preferred DNS Server: 210.245.24.20
  • Alternate DNS Server: 210.245.24.22

Tổng kết

Như vậy, DNS có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống Internet hiện nay. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp đầy đủ kiến thức về DNS để giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống này. Đừng quên theo dõi Hà Phương để tiếp tục đọc thêm nhiều bài viết hữu ích về quản trị mạng, kiến thức mạng nhé!  

Có thể bạn quan tâm

NHÀ PHÂN PHỐI THIẾT BỊ MẠNG CHÍNH HÃNG, UY TÍN

CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI HÀ PHƯƠNG

Văn phòng Hà Nội
Số 39 Đường 3.9 Khu đô thị Gamuda Gardens, Phường Yên Sở, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
0964.232.066
haphuong@npp.com.vn
Chi nhánh Hồ Chí Minh
Đường số 30, Phường Linh Đông, TP. Thủ Đức, Hồ Chí Minh
0964.232.066

    Báo giá Dự Án

    Bạn có câu hỏi về việc mua một sản phẩm hoặc giải pháp mà bạn quan tâm? Điền vào biểu mẫu và chúng tôi sẽ trả lời sau 1 ngày làm việc. Báo giá ngay, được hỗ trợ giá ưu đãi tốt nhất.